Các bộ môn và phòng thí nghiệm

Phòng Thí nghiệm mục tiêu Đảm bảo chất lượng phần mềm

Software QA Laboratory

Tháng Mười 10

Tổng quan về Phòng thí nghiệm đảm bảo chất lượng phần mềm (SQA Lab.)

+ Trưởng PTN: PGS.TS. Phạm Ngọc Hùng và TS. Võ Đình Hiếu

SQA Lab. là một PTN mục tiêu của Khoa CNTT chuyên nghiên cứu các giải pháp và xây dựng các công cụ hỗ trợ đảm bảo chất lượng cho các hệ thống phần mềm. PTN đã triển khai hợp tác nghiên cứu với nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước (Toshiba, GAIO, Mitani Sangyo, FSOFT-FPT, VTX-Viettel, VNPT Tech.). Đây là một môi trường tốt để đào tạo ra các chuyên gia về đảm bảo chất lượng phần mềm.

+ Một số hướng nghiên cứu chính:

  1. Nghiên cứu phương pháp sinh ca kiểm thử tự động cho dự án C/C++/Java/Python/TypeScript/…

Trước khi chuyển giao sản phẩm cho khách hàng, phần mềm cần được kiểm thử cẩn thận ở nhiều cấp độ khác nhau gồm kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống, và kiểm thử chấp nhận. Nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động kiểm thử có thể chiếm tới 50% – 60% tổng chi phí phát triển phần mềm. Vì thế, hoạt động kiểm thử cần được tự động hóa để giảm thiểu chi phí. Hầu hết các công cụ kiểm thử hiện nay chỉ tập trung vào giai đoạn thực thi các ca kiểm thử. Tuy nhiên, chất lượng của các ca kiểm thử mới là yếu tốt quyết định. Làm thế nào để sinh tự động các ca kiểm thử là một thách thức lớn. Hương nghiên cứu này triển khai nghiên cứu các phương pháp sinh ca kiểm thử dựa trên phân tích mã nguồn.

  1. Nghiên cứu phương pháp phân tích sự ảnh hưởng của thay đổi mã nguồn

Phần mềm luôn tiến hóa và cần thực hiện kiểm thử hồi quy để đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, chi phí kiểm thử hồi quy thường rất lớn. Trong khi đó, phần mềm cần được kiểm thử nhanh với chi phí thấp để sớm chuyển giao cho khách hàng. Nhận diện được thành phần bị ảnh hưởng khi phần mềm tiến hóa và ưu tiên kiểm thử lại các thành phần đó trước là nhiệm vụ trọng tâm của hướng nghiên cứu này.

  1. Nghiên cứu phương pháp đảm bảo chất lượng cho các mô hình học sâu

Mô hình học sâu được sử dụng rộng rãi trong bài toán nhận diện, phân lớp, xử lý tiếng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, v.v. Đảm bảo chất lượng của các mô hình học sâu là một bài toán đặc biệt quan trọng. Chủ đề này thích hợp cho sinh viên muốn tìm hiểu về đảm bảo chất lượng cho các hệ thống học máy.

  1. Phát hiện lỗ hổng an ninh phần mềm

Phần mềm ngày càng có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ các ứng dụng giải trí, thương mại điện tử, đến chức năng vận hành ô tô tự lái v.v. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chất lượng phần mềm sẽ ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống con người. Các lỗ hổng (software vulnerability) trong phần mềm, ví dụ như Log4Shell, Spring4Shell có thể bị khai thác và dẫn đến những thiệt hại to lớn. Nghiên cứu này tập trung vào các giải pháp phát hiện và ngăn chặn lỗ hổng phần mềm.

  1. Nghiên cứu giải pháp và xây dựng công cụ hỗ trợ phân tích các mô hình thiết kế cho ô tô

Xây dựng một công cụ để phân tích các mô hình thiết kế cho ô tô (bằng Mathlab/Simulink), biểu diễn trực quan các mô hình này để tiến hành các phân tích và tìm kiếm chuyên sâu hơn. Hệ thống được đặt hàng và sử dụng cho những công ty chuyên thiết kế các hệ thống phần mềm cho ô tô.

 

PTN luôn chào đón các bạn sinh viên tham gia nghiên cứu. Tham gia NCKH tại SQA Lab., sinh viên được:

  • Tham gia trực tiếp vào các dự án hợp tác với các tập đoàn và công ty lớn như Toshiba, Mitani, GAIO, FSOFT-FPT, VTX-Viettel, VNPT Tech., v.
  • Định hướng tham gia các cuộc thi NCKH cấp Khoa, cấp Trường
  • Có cơ hội lớn apply học bổng du học tại các Trường uy tín trên thế giới
  • Hướng dẫn viết báo khoa học nộp tại các hội nghị và tạp chí quốc tế uy tín
  • Làm việc và học tập trong môi trường hòa đồng, thân thiện, học hết mình, chơi hết sức

Yêu cầu:

  • Sinh viên năm 1 hoặc năm 2 Khoa CNTT có kết quả học tập tốt (GPA >= 3.0), có khả năng lập trình khá/tốt, có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành ở mức cơ bản. Nếu GPA sinh viên chưa đủ thì sinh viên cần có khả năng đặc thù thay thế (ví dụ: đã từng đoạt giải cấp quốc gia hoặc điểm các môn lập trình là A/A+)
  • Sinh viên say mê với NCKH, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi và có nguyện vọng gắn bó lâu dài với Lab đến khi tốt nghiệp.

 

Fanpage của SQA Lab.: https://www.facebook.com/rd320uet

 

© VNU-UET-Faculty of Information Technology. All rights reserved.