Ngày 26/12, đội Việt Nam đã hoàn thành thực nghiệm thí nghiệm của mình trên hai chuyến bay không trọng lượng (Parabolic Flight):
Lần bay 1:
– Ngày 25/12/2013.
– Người bay: Thái Công Khanh
– Tổng số giai đoạn không trọng lượng (20’): 11 lần
– Đo được 90% dữ liệu cần thiết
Lần bay 2:
– Ngày 26/12/2013
– Người bay: Vũ Tiến Tùng
– Tổng số giai đoạn không trọng lượng (20’): 10 lần
– Đo được 100% dữ liệu cần thiết.
Đoàn Việt Nam
Với hai lần đo, toàn bộ dữ liệu của 4 thiết bị smartphone đã được thu nhận đầy đủ, các phân tích bước đầu cũng cho thấy sự có sự khác biệt lớn khi đo trên mặt đất và trên chuyến bay không trọng lượng. Phân tích chi tiết sẽ được đội thực hiện khi về Việt Nam, và sẽ phải nộp báo cáo chi tiết cho Jaxa trước tháng 3 năm 2014.
Báo cáo sau 1 chuyến bay
Tổng thể, đội Việt Nam đã hoàn thành thí nghiệm để thu được đủ dữ liệu cần thiết và cần thêm thời gian để phân tích dữ liệu để có câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi nghiên cứu “Liệu các nhà du hành vũ trụ có thể chơi được các trò chơi tương tác trên smartphone hay không?”
Kết quả thu được của đội Việt Nam ngoài việc thực hiện thành công thí nghiệm cũng đã chứng tỏ cho Jaxa và các đội bạn tham gia khác biết khả năng sẵn sàng của Sinh viên Việt Nam đối với sân chơi Parabolic Flight nói riêng và thực nghiệm khoa học trong ngành hàng không vũ trụ nói chung.
Dưới đây là trích đoạn video quay bạn sinh viên Vũ Tiến Tùng (K55CA) đang thực nghiệm thí nghiệm trên máy bay:
Thông tin một số đội khác:
Đội Thái Lan:
– “The study of Hydrilla verticillata's cyclosis in zero-gravity” by Kasetsart University, Thailand.
– Thực hiện thành công thực nghiệm và thu được dữ liệu hình ảnh cần thiết.
– Kết quả phân tích ban đầu cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt của Hydrilla verticillata's cyclosis giữa tình trạng không trọng lượng và có trọng lượng. Cần thêm thời gian để phân tích dữ liệu.
– Đây là lần tham gia thứ 8 của Thái Lan. Tuy nhiên có 1 lần không thực hiện thành công thí nghiệm nên không được bay.
Đội Malaixia:
– “Formation of sound resonance profile in tube” by Sultan Idris Education University, Malaysia
– Thực hiện thành công thực nghiệm và thu được dữ liệu cần thiết.
– Kết quả phân tích bước đầu cho thấy có sự khác biệt (không rõ rệt lắm) khi thực hiện thí nghiệm dao động của các hạt bọt biển dưới tác động của âm thanh giữa điều kiện có trọng lượng và không có trọng lượng. Cần thêm thời gian để phân tích dữ liệu.
– Đây là lần tham gia thứ 7 của đội Malaixia.
Ngoài ra còn có hai đội Nhật bản ở trường Tohoku và trường Tokushima. So với 3 nước Đông Nam Á, thiết bị thí nghiệm của họ phức tạp hơn rất nhiều với chủ đề lần lượt là nhằm "Quan sát nấu cơm trong môi trường không trọng lượng" và "quan sát bề mặt tinh thể Colloidal kết tinh trong môi trường không trọng lượng". Hiện chỉ có trường Tokushima là có kết quả khả quan do hiện tượng kết tinh đã được quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi. Đội trường Tohoku cần thêm thời gian phân tích dữ liệu để có kết quả cuối cùng.
Theo thầy Lê Thanh Hà