Các bộ môn và phòng thí nghiệm

Bộ môn Mạng và Truyền thông Máy tính

Department of Network and Computer Communications

Tháng Mười Hai 7

GIỚI THIỆU

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được cho là sẽ làm thay đổi căn bản đời sống văn hóa, xã hội của con người. Đây là cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên việc phát triển, ứng dụng các robot thông minh vào mọi mặt của đời sống. Robot thông minh được cho là sẽ thay thế con người trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực: từ công nghiệp nặng đến công nghiệp nhẹ, công nghiệp dịch vụ, giải trí, logistics, giáo dục, y tế, tài chính,..Trí thông minh của robot được phát triển dựa chủ yếu trên các thành tựu về trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), tự động hóa (automation), dữ liệu lớn (big data), đặc biệt là dựa trên một hạ tầng truyền thông (communication infrastructure) băng thông rộng (wide bandwidth), tốc độ cao (high rate), kết nối vạn vật (Internet of things) .

Hạ tầng truyền thông thế hệ mới không còn chỉ là kết nối (connectivity) giữa các máy tính mà còn kết nối mọi vật thông qua các cảm biến có khả năng truyền tin. Hạ tầng truyền thông mới không còn chỉ là kết nối cứng mà có cả kết nối ảo như trong các dịch vụ mức đỉnh (OTTs: over the top services), kết nối tới các hệ thống ảo (virtual machine, virtual reality). Sự kết hợp giữa viến thông (telecommunication) và công nghệ thông tin (information technology) hình thành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT: Information and Communication Technologies) tạo đà cho sự phát triển của hạ tầng truyền thông thế hệ mới.

Công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm: công nghệ phần cứng (điện, điện tử), công nghiệp phần mềm (software engineering), công nghệ nội dung số và công nghệ truyền thông. Ở Việt nam, các doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel, VNPT, Mobifone vẫn chiếm 90% thị phần ICT . Công ty phần mềm lớn nhất FPT vẫn chủ yếu là gia công phần mềm với giá trị gia tăng thấp. Công nghiệp nội dung số cũng chỉ ở mức độ sơ khai với sự phát triển của một số công ty trò chơi và quảng cáo trực tuyến như VNG. Còn ngành công nghiệp phần cứng vẫn nằm trong tay của các doanh nghiệp nước ngoài như Samsung, Intel.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với vai trò chủ đạo của hạ tầng mạng Internet của vạn vật, cùng với Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn

Bộ môn Mạng và Truyền thông máy tính  được thành lập vào năm 2004 với nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông chất lượng cao cho doanh nghiệp viễn thông đang chiếm 90% thị phần ICT ở Việt nam với nhu cầu ngày càng lớn và đòi hỏi ngày càng cao đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Các nhiệm vụ cụ thể gồm:

  • Giảng dạy các môn học thuộc ngành công nghệ thông tin và truyền thông ở bậc đại học và sau đại học: Đội ngũ giảng viên của bộ môn hiện đang có 6 tiến sỹ, 4 thạc sỹ trong đó có nhiều giảng viên được đào tạo tại các viện, trường đại học tiên tiến ở các nước phát triển trên thế giới (Mỹ, Anh, Pháp, Nhật). Các cán bộ giảng viên không những luôn cập nhật các công nghệ mới để truyền đạt cho sinh viên, học viên mà còn rất tận tình, nhiệt huyết. Sinh viên không những được học công nghệ thông tin mà còn cả các công nghệ viễn thông . Sinh viên ra trường không phải nhận bằng cử nhân mà nhận được bằng “Kỹ sư Truyền thông và Công nghệ thông tin” được đánh giá cao hơn tại các doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn sinh viên làm đồ án tốt nghiệp, luận văn cao học và luận văn tiến sỹ: Sinh viên ngoài việc được đi thực tập ở các công ty ngoài còn được tham gia trực tiếp vào các dự án của các thầy, cô để tích lũy kinh nghiệm đồng thời có thêm thu nhập. Đặc biệt, các cán bộ giảng viên còn trực tiếp tìm việc cho sinh viên mình hướng dẫn dựa trên mối quan hệ với các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin.
  • Thực hiện các nghiên cứu hàn lâm và công nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông: Các cán bộ của bộ môn đã  thực hiện nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học tiên tiến trong lĩnh vực mạng và truyền thông như các đề tài về mạng ngang hàng, tính toán phân tán, mạng không dây, an ninh mạng, …. Bên cạnh đó, bộ môn cũng đã có một số hợp tác nghiên cứu với nhiều phòng thí nghiệm của các trường đại học trên thế giới như  Đại học British Columbia (Canada), Đại học Paris Sud 11 (Pháp), Đại học North Carolina tại Charlotte, (Mỹ), Đại học Massachusetts Boston (Mỹ), Viện khoa học và công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST), ….

Bộ môn Mạng và Truyền thông máy tính đang phấn đấu để trở thành địa chỉ đào tạo và nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Hãy cùng tham gia học tập, nghiên cứu tại Bộ môn Mạng máy tính và Truyền thông để biến giấc mơ sáng tạo và khởi nghiệp trong lĩnh vực ICT thành hiện thực !!!

 

Đội ngũ của Bộ môn:

Cán bộ cơ hữu:

 

PGS.TS Nguyễn Hoài Sơn (Chủ nhiệm Bộ môn, Trưởng phòng KHCN)
Email: sonnh@vnu.edu.vn
TS.Trần Trúc Mai (Phó chủ nhiệm Bộ môn)
Email: mai.tran@vnu.edu.vn
TS. Dương Lê Minh (Phó chủ nhiệm khoa CNTT)
Email: minhdl@vnu.edu.vn
TS. Hoàng Xuân Tùng
Email: tunghx@vnu.edu.vn
TS. Phạm Mạnh Linh
Email: linhmp@vnu.edu.vn
TS. Nguyễn Ngọc Tân
Email: tan.nguyen@vnu.edu.vn
ThS. Ngô Lê Minh
Email: minhnl@vnu.edu.vn
ThS. Hồ Đắc Phương
Email: phuonghd@vnu.edu.vn
ThS. Đào Minh Thư
Email: thudm@vnu.edu.vn
ThS. Đặng Văn Đô
Email: dodv@vnu.edu.vn

 

Cán bộ kiêm nhiệm:

PGS.TS Vũ Duy Lợi

Mạng máy tính, Xử lý phân tán, Đánh giá hiệu năng mạng
Email: vdloi@netnam.com.vn

ThS. Đinh Hữu Nghĩa

Quản trị mạng, quản trị hệ thống (Chứng chỉ Cisco Certified Network Professional – CCNP)
Email: nghiadh@vnu.edu.vn

 

Cán bộ tạo nguồn:

CN. Đặng Minh Công
Email: congdm@vnu.edu.vn
CN. Ngô Minh Hoàng
Email: hoang,nm@vnu.edu.vn
CN. Nguyễn Thái Dương
Email: thaiduong@vnu.edu.vn
CN. Lê Văn Thịnh
Email: lvthinh@vnu.edu.vn
CN. Đào Minh Hải
Email: haidaouet@vnu.edu.vn

 

Cựu giảng viên:
NGND PGS.TS Hồ Sỹ Đàm
PGS.TS  Nguyễn Quốc Toản
PGS.TS  Đỗ Trung Tuấn
PGS.TS Nguyễn Đình Việt
PGS.TS Bùi Thế Duy
ThS. Nguyễn Nam Hải
TS. Nguyễn Văn Nam
TS. Đoàn Minh Trí
ThS. Đoàn Minh Phương
Liên Hệ

© VNU-UET-Faculty of Information Technology. All rights reserved.